TỔNG QUAN VỀ MỰC IN- PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ MỰC IN- PHẦN 1

Mực in được sử dụng với mục đích truyền tải thông điệp, thông tin hoặc trang trí. Mực in rất linh hoạt và có thể ứng dụng trên hầu hết các bề mặt, kết cấu, hoặc hình dạng của vật liệu.

TỔNG QUAN VỀ MỰC IN- PHẦN 1

Mực là vật liệu ở dạng lỏng, dùng để viết hoặc in ấn. Mực in được sử dụng với mục đích truyền tải thông điệp, thông tin hoặc trang trí. Mực in rất linh hoạt và có thể ứng dụng trên hầu hết các bề mặt, kết cấu, hoặc hình dạng của vật liệu. Chúng có thể được sử dụng để tạo màu cho giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và dệt may.

Hình 1: Hỉnh ảnh về mực in

Mực in không giống như sơn và lớp phủ vecni, được phủ lên bề mặt dưới dạng một lớp rất mỏng, tùy thuộc vào quy trình in, lớp này có thể có độ dày từ 2 đến 30 μm. Trong phẩn này, chúng tôi sẽ đưa ra bốn đặc điểm quyết định bản chất, đặc điểm của mực in như sau:

1. Đặc tính trực quan của mực

Các đặc tính trực quan của mực phụ thuộc vào ba yếu tố chính, đó là: màu sắc, độ trong và  độ bóng của mực.

1.1 Màu sắc

Hình 2: 3 yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc

Màu sắc là một khái niệm phức tạp và được mô tả bao gồm ba yếu tố có liên quan với nhau:

  • Thứ nhất: ‘sắc thái' (Hue) là giá trị cho biết tông màu của màu đó, tức là đỏ, xanh dương, xanh lá cây, v.v.
  • Thứ hai: 'sắc độ' (Chroma) là thước đo cường độ, độ tinh khiết hoặc độ bão hòa của nó.
  • Thứ ba: 'giá trị' (value) cho biết độ sáng hay tối như thế nào.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến 3 yếu tố trên như cấu trúc hóa học, kích thước hạt, đặc điểm bề mặt và hàm lượng chất tạo màu…Nói chung, nồng độ của một chất tạo màu cụ thể càng cao thì độ đậm của màu càng lớn và không vượt quá nồng độ tối ưu.

1.2 Độ trong.

Độ trong quyết định hình thức trực quan của mực. Một trong những ảnh hưởng chính đến độ trong suốt của mực là việc lựa chọn chất màu và mức độ phân tán của màu.

Các chất tạo màu khác nhau hoạt động khác nhau đối với ánh sáng. Chất tạo màu càng trong suốt càng có xu hướng phản xạ và khúc xạ ánh sáng nhiều hơn, và điều này bị ảnh hưởng bởi kích thước hạt và chỉ số khúc xạ.

1.3 Độ bóng.

Độ bóng của mực là thước đo khả năng phản xạ ánh sáng tới và phụ thuộc phần lớn vào việc mực có tạo thành một lớp màng mịn trên bề mặt của chất nền và che phủ tốt hay không. Khi một loại mực thấm vào chất nền, nó có xu hướng mất độ bóng. Mức độ bóng phụ thuộc vào bản chất của chất tạo màu, kích thước hạt, hình dạng và đặc điểm bề mặt, và phụ thuộc nhiều vào hàm lượng nhựa. Nói chung, càng nhiều nhựa thì độ bóng sẽ càng cao. 

Trên đây là phần 1 kiến thức cơ bản giới thiệu tổng quan về “mực in” mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến các bạn trong việc lựa chọn và sử dụng mực in.

Để biết thêm chi tiết hãy theo dõi tiếp phần 2, 3 và liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc và đưa ra các giải pháp kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo tin tức chuyên ngành chúng tôi mới cập nhật <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2, A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn