VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHLORINATED PARAFFINS TRONG SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP

VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHLORINATED PARAFFINS TRONG SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP

Chlorinated Paraffins (CPS) là phụ gia chống cháy giúp ngăn chặn sự bắt lửa trên màng sơn thông qua cơ chế pha khí, giúp lớp than xốp tạo thành dày hơn.

VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHLORINATED PARAFFINS TRONG SƠN CHỐNG CHÁY PHỒNG RỘP

1. Giới thiệu

Chlorinated Paraffins (CPs) là hợp chất của n-Ankan đã được Clo hóa. Mức độ Clo hóa của CPs trong khoảng từ 30% đến 70% khối lượng.

Dựa vào độ dài mạch Carbon người ta chia CPs làm ba loại:

- Loại mạch ngắn: Short-chain CPs (SCCPs, C10–13)

- Loại mạch trung bình: Medium-chain CPs (MCCPs, C14–17)

- Loại mạch dài: Long-chain CPs (LCCPs, C>17)

Dựa vào chiều dài mạch Carbon và hàm lượng Clo mà CPs có màu từ trắng đến vàng và ở trạng lỏng hoặc rắn.

2. Ứng dụng

2.1 Trong ngành nhựa, cao su và sơn

CPs được sử dụng làm dầu hóa dẻo thứ cấp cho sơn, nhựa PVC, cao su tổng hợp, cao su clo hóa, Nitrocellulose polystyrene và dùng làm dầu hóa dẻo cho ngành sản xuất gioăng, ống mềm, dây cáp, hạt nhựa PVC..., dây chun cao su.

CPs còn được sử dụng như một loại phụ gia chống cháy cho nhựa và cao su. CPs hoạt động theo cơ chế pha khí giải phóng HCl dập tắt ngọn lửa. Trong hệ chứa Antimon Trioxit, HCl còn phản ứng bằng các phản ứng sau, phản ứng này cũng ức chế ngọn lửa:

Phụ gia chống cháy Chlorinated Paraffins (CPS)Các phản ứng này thu nhiệt, dẫn đến làm giảm nhiệt của hệ. Ngoài ra, SbCl3 tạo thành là khí trơ giúp dập tắt ngọn lửa.

2.2 Trong sơn chống cháy phồng nở hệ dung môi

CPs sử dụng trong sơn chống cháy phồng nở hệ dụng môi giúp ngăn chặn được sự bắt lửa của màng sơn khi tiếp xúc với ngọn lửa theo cơ chế pha khí của và nó còn đóng vai trò như tác nhân tạo khí giúp lớp than xốp nở dày hơn.

Phụ gia chống cháy Chlorinated Paraffins (CPS)

Trong sơn chống cháy phồng nở hệ dung môi, việc sử dụng các loại CPs với hàm lượng Clo hóa khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến một số tính chất và hiệu quả ứng dụng của sơn thành phẩm. Trong kết quả thực nghiệm dưới đây chúng tôi so sánh mức độ ảnh hưởng của CPs thông qua việc sử dụng CP70 (có hàm lượng Clo là 70%) và CP52 (có hàm lượng Clo là 52%), cả hai mẫu này đều thuộc loại CPs loại mạch trung bình C14–17  

a) Ảnh hưởng đến thời gian khô và độ đanh cứng của màng sơn

CPs có hàm lượng Clo thấp sẽ làm màng sơn chậm khô và có tính chất mềm dẻo hơn CPs có hàm lượng Clo hóa cao hơn.

 

Mẫu

Thời gian khô mặt (h)

Thời gian khô cấp (h)

Tính chất màng sơn

Nhựa

1h

3h20

Đanh cứng

Mẫu nhựa+ CP70

1h15

6h

Đanh cứng

Mẫu nhựa + CP52

5h

36h

Mềm

b) Ảnh hưởng đến tính chất lớp than xốp

CPs có hàm lượng Clo cao sẽ làm màng sơn đặc hơn, trong khi đó CPs có hàm lượng Clo thấp hơn sẽ làm lớp than rỗng hơn.

 

Mẫu

Dùng CP70

Dùng CP52

Hình ảnh

 Phụ gia chống cháy Chlorinated Paraffins (CPS)  Phụ gia chống cháy Chlorinated Paraffins (CPS)

Nhận xét

Than xốp, dày và đặc

Than xốp, dày nhưng rỗng

3. Kết luận

CPs được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng làm phụ gia hóa dẻo và chống cháy trong ngành nhựa, cao su và sơn.

Trong sơn chống cháy phồng nở hệ dung môi, CPs là phụ gia chống cháy giúp ngăn chặn sự bắt lửa trên màng sơn thông qua cơ chế pha khí và đóng vai trò như tác nhân tạo khí giúp lớp than xốp tạo thành dày hơn.

Khi sử dụng CPs có hàm lượng Clo khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian khô, độ cứng và mức độ đặc của lớp than xốp tạo thành. CPs có hàm lượng Clo thấp hơn sẽ làm màng sơn chậm khô hơn, mềm hơn và lớp than xốp tạo thành cũng kém đặc hơn.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về “Vai trò và ứng dụng của Chlorinated Paraffins” mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến các bạn trong việc sử dụng CPs cho các ứng dụng phù hợp của mình.

Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc và đưa ra các giải pháp kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo khoa học chuyên ngành của chúng tôi <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn