TỔNG QUAN VỀ SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ XE MÁY

TỔNG QUAN VỀ SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ XE MÁY

 

Quy trình sữa chữa sơn ô tô, xe máy bao gồm cá bước sau: kiểm tra và làm sạch bề mặt, sơn lót thứ nhất, bả matit, sơn lót thứ hai, sơn lớp màu, sơn bóng, đánh bóng,...

TỔNG QUAN VỀ SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ XE MÁY

Trong quá trình sử dụng xe ô tô, do tác động của các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài khiến cho xe của bạn bị trầy xước, thậm chí có thể bị lõm bề mặt. Để khắc phục các vấn đề thì chúng tôi chia sẻ một quy trình sữa chữa như sau:

Quy trình sơn gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch bề mặt

Làm sạch bề mặt bị trầy xước hay hư hỏng bằng máy đánh giấy nhám. Công đoạn này tẩy sạch các lớp sơn cũ của xe, những vết xước dăm, để tạo độ bám khi sơn lớp mới. Sau khi đánh nhám có thể làm sạch bề mặt bằng nước, xăng hoặc xà phòng.

Sơn sửa chữa ô tô xe máyẢnh: Sơ đồ các lớp sơn

Bước 2 : Sơn lót thứ nhất (Wash primer)

Sơn một lớp chống rỉ lên bề mặt nền (có thể là thép hoặc nhôm) và lót nhựa đối với nền ABS. Đợi khô, tiếp tục đánh bằng giấy nhám để làm sạch bề mặt. Lớp sơn này giúp tránh ăn mòn thân vỏ đối với nền kim loại và bảo vệ bề mặt nhựa. Sơn lót epoxy 2K thường được lựa chọn cho trên nền kim loại.

Bước 3: Bả matit

Lau bề mặt thật khô sau khi đánh giấy nhám, bả một lớp matit để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm theo đúng khuôn chuẩn của xe. Số lớp bã matit tùy vào vết xước hư hỏng của xe. Lớp đầu cần bả một lớp mỏng, ép chặt tay để tạo chân bám. Sau đó bả thêm để điền đầy khu vực bị hư hỏng trầy xước và lưu ý là không được bả lên vùng chưa mài nhám.

Bước này tiến hành cẩn thận, chú ý lau khô bề mặt, nếu bề mặt còn ướt khi bả matit bị bở không thể tạo được khuôn xe, công đoạn này cần tay nghề kinh nghiệm và cẩn thận. Người ta sẽ dùng polyester không no đóng rắn với peoroxide để sản xuất bã matit này.

Bước 4 : Sơn Lót thứ hai (Primer filler)

Tiếp tục sơn lớp lót thứ hai lên bề mặt matit, giúp phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kỹ thì lớp matit sẻ thấm ra ngoài ảnh hưởng đến màu của của xe. Sơn lót bề mặt giúp lớp màu không bị hút vào matit, tăng cường độ màu, giúp nước sơn đẹp và hoàn hảo hơn. Đối với lớp lót thứ hai người ta hay dùng sơn PU2K, Epoxy 2K hoặc hệ sơn AC, Alkyd/ NC.

Bước 5: Sơn lớp màu

Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến màu sơn của xe , để lớp sơn mới hài hòa màu sơn tổng thể, thợ sơn phải tra đúng code màu chuẩn của xe do nhà sản xuất đưa ra, hay dùng thiết bị pha sơn vi tính. Chủ yếu trên thị trường lớp sơn này thường dùng hệ sơn PU2K hoặc AC.

Sơn sửa chữaẢnh: Minh họa

Bước 6: Sơn bóng

Để bảo vệ lớp sơn màu tránh bị các tác nhân từ bên ngoài như tia UV, cào xước thì người ta sẽ sơn một lớp sơn bóng. Đối với lớp sơn này thường đi từ dòng PU2K hoặc hệ sấy Acrylic/Melamine; Polyeste/ Melamine.

Bước 7: Đánh bóng

Đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng, phải dùng một lớp xi bảo dưỡng bề mặt, nhằm tạo độ bóng cho lớp sơn, đồng thời chống lại các tác nhân của môi trường, như tia tử ngoại.

Trên đây là một số kiến thức tổng quan về sơn sữa chữa ô tô và xe máy mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp bạn hình dung ra được một quy trình cụ thể của sơn sữa chữa.

 Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển Mega Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc và đưa ra các giải pháp kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo khoa học chuyên ngành của chúng tôi <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn