TỔNG QUAN VỀ SƠN NHŨ

TỔNG QUAN VỀ SƠN NHŨ

Sơn nhũ (sơn có hiệu ứng kim loại) là sơn có chứa các hạt nhũ kim loại dạng phiến mỏng, không đồng đều và có hiệu ứng phản xạ ánh sáng. Các nhũ kim loại  phổ biến bao gồm nhũ nhôm, nhũ hợp kim đồng thau, thường được gọi là nhũ đồng ánh vàng.

TỔNG QUAN VỀ SƠN NHŨ

(Introduction about metallic pigmented coatings)

1. Định nghĩa

Sơn nhũ (sơn có hiệu ứng kim loại) là sơn có chứa các hạt nhũ kim loại dạng phiến mỏng, không đồng đều và có hiệu ứng phản xạ ánh sáng. Các nhũ kim loại  phổ biến bao gồm nhũ nhôm, nhũ hợp kim đồng thau, thường được gọi là nhũ đồng ánh vàng.

Tổng quan về sơn nhũHình 1: Bột nhũ và sơn nhũ

2. Phân loại nhũ

Nhũ nhôm được phân thành hai loại nhũ nổi và nhũ chìm. Loại chất bôi trơn được sử dụng trong quá trình nghiền xác định đặc tính nổi hoặc chìm do sức căng bề mặt nhũ bị ảnh hưởng. Axít Stearic vừa kỵ nước vừa kị dầu sẽ tạo ra một loại nhũ với sức căng bề mặt cao và do đó, làm cho chất kết dính/dung môi thấm ướt khó hơn lên bề mặt của nhũ. Vì thế, với nhũ nổi khi các phiến nhũ nổi lên trên bề mặt (là kết quả của dòng đối lưu do sự bay hơn dung môi), nó được cho phép ở trạng thái nổi (thiếu sự thấm ướt), định hướng song song với bề mặt nền.

Tổng quan về sơn nhũHình 2: Nhũ nổi

Nhũ chìm được tạo ra bằng cách sử dụng axit oleic trong quá trình nghiền. Nhũ chìm được thấm ướt hoàn toàn bằng chất kết dính do đó được phân tán đều khắp màng sơn. Vì thực tế nhũ chìm định hướng một cách ngẫu nhiên bên dưới bề mặt của màng sơn, nên các lớp nhũ phủ đồng đều màu nhanh hơn, chống mài mòn, và có thể được phủ bảo vệ.
Tổng quan về sơn nhũ

Hình 3: Nhũ chìm

3. Các lưu ý kỹ thuật.

3.1 Sự định hướng nhũ

- Đối với sơn nhũ, các hạt nhũ phải đạt được sự định hướng tối ưu. Các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:

- Pha loãng bằng hỗn hợp dung môi chứa cả dung môi bay hơi nhanh và bay hơi chậm.

- Tránh các chất độn.

- Sử dụng các chất xúc tiến định hướng như wax hoặc xenlulo axetat butyrat (CAB).

>> Xem thêm: Video công nghệ sản xuất sơn nhũ 1K trên sắt mạ kẽm <<

3.2 Thi công

Để có được màng sơn sáng, đẹp, lượng dung môi pha loãng khi thi công cho sơn nhũ nên nhiều hơn so với các loại sơn thông thường. Lớp sơn nhũ thi công nên được quy định trong một khoảng độ dày thấp, thông thường từ 20  đến 30 microns. Độ dày lớp phủ trên cùng thấp hơn nên được bù lại bằng cách tăng thêm độ dày của hệ trung gian/lót hoặc bằng cách thi công thêm một lớp sơn bóng cuối cùng.

3.3 Độ bóng

Do pha loãng nhiều hơn và thi công ở độ dày thấp hơn, độ bóng của lớp sơn nhũ hoàn thiện sẽ thấp hơn bình thường so với các sơn phủ màu khác. Nếu cần độ bóng cao hơn có thể thi công thêm một lớp dầu bóng.

Trên đây là một số thông tin “Tổng quan về sơn nhũ”mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về sơn nhũ.

Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc và đưa ra các giải pháp kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo tin tức chuyên ngành chúng tôi mới cập nhật <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn