TỔNG QUAN VỀ POLYISOCYANATE

TỔNG QUAN VỀ POLYISOCYANATE

Polyisocyanate là các hợp chất hữu cơ có chứa nhiều nhóm isocyanate (N=C=O). Polyisocyanate được tổng hợp từ các diisocyanate và một số thành phần khác như: ancol đa chức, nước,…

TỔNG QUAN VỀ POLYISOCYANATE

(Overview of polyisocyanate)

1. Định nghĩa

Polyisocyanate là các hợp chất hữu cơ có chứa nhiều nhóm isocyanate (N=C=O). Polyisocyanate được tổng hợp từ các diisocyanate và một số thành phần khác như: ancol đa chức, nước,…

2. Phân loại

Polyisocyanate có thể phân loại dựa trên loại diisocyanate cấu thành nên nó. Các diisocyanate có thể được chia thành ba loại chính là: aromatic, aliphatic và hỗn hợp.

Cấu trúc aromatic là cấu trúc có chứa nhóm NCO gắn trực tiếp vào vòng thơm với các đại diện tiêu biểu như: TDI (Toluene diisocyanate), MDI (Methylene diphenyl diisocyanate).                         

Cấu trúc aliphatic là cấu trúc có chứa nhóm NCO gắn lên mạch carbon thẳng với các đại diện như: HDI (Hexan diisocyanate), IPDI (Isophorone diisocyanate).

Cấu trúc hỗn hợp là cấu trúc có chứa nhóm NCO gắn gián tiếp vào vòng thơm qua mạch carbon thẳng với các đại diện như: XDI (Xylylene diisocyanate), TMXDI (Tetramethylxylylene diisocyanate

Các isocyanate dạng đơn phân tử và diisocyanate có khả năng phản ứng cao, dễ bay hơi nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người. Ngoài ra nó còn phản ứng nhanh, tạo màng giòn do có hoạt tính cao. Vì vậy trong các ứng dụng sơn phủ người ta không sử dụng isocyanate ở dạng đơn phân tử mà biến đổi thành dạng polyisocyanate phức tạp khó bay hơi hơn để sử dụng.

Lớp phủ dựa trên polyisocyanate aromatic kém bền với ánh sáng, mất độ bóng tương đối nhanh khi ở ngoài thời tiết và thường khô nhanh hơn so với các lớp phủ dựa trên polyisocyanate aliphatic.

3. Cấu trúc phân tử Polyisocyanate

Cấu trúc phân tử của Polyisocyanate thường xuất hiện dưới các dạng: adduct, isocyanurate, biuret.

Dạng adduct là sản phẩm cộng hợp của các isocyanate và polyol. Dạng isocyanurate được hình thành nhờ phản ứng polyme hóa các isocyanate thành dimer hoạc trimer. Còn dạng biuret là sản phẩm của phản ứng giữa isocyanate với nước.

Hình 1. Dạng adduct của TDI và polyol

 

Hình 2. Dạng isocyanurate của TDI

 


Hình 3. Dạng biuret của HDI

 

4. Ứng dụng của polyisocyanate trong sơn phủ

Trong lĩnh vực sơn phủ, polyisocyanate được sử dụng làm chất đóng rắn trong hệ sơn PU2K, dạng block isocyanate còn có ứng dụng trong sơn sấy. Tùy thuộc vào cấu trúc của polyisocyanate mà có những ứng dụng phù hợp. Polyisocyanate có chứa vòng thơm thì phù hợp với ứng dụng trong nhà do vòng thơm dễ ngả vàng và không bền với thời tiết khi sử dụng ngoài trời. Polyisocyanate cấu trúc mạch carbon no thì phù hợp với những ứng dụng ngoài trời, bền thời tiết.

Các ứng dụng sơn phủ sử dụng ngoài trời như sơn ô tô, sơn gỗ, sơn ngoại thất thì thường sử dụng HDI. Các ứng dụng cho sơn lót hoặc sơn phủ sử dụng trong nhà như sơn lót ô tô, sơn gỗ, sơn nội thất thì thường sử dụng TDI.

Trên đây là một số thông tin về một số loại polyisocyanate và ứng dụng trong sơn phủ mà Megaradcenter tìm hiểu được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

>> Xem thêm các bài báo tin tức chuyên ngành chúng tôi mới cập nhật <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn