MỘT SỐ LOẠI BỘT ĐỘN TRONG SƠN (PHẦN 2)

MỘT SỐ LOẠI BỘT ĐỘN TRONG SƠN (PHẦN 2)

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 loại bột độn trong sơn: cao lanh và silica

MỘT SỐ LOẠI BỘT ĐỘN TRONG SƠN (PHẦN 2)

5. Cao lanh

Tỉ trọng: 2.58; chỉ số khúc xạ: 1.56; độ thấm dầu: 30-60 mL/100g; kích thước hạt: 0.2 đến 50 μm.

Cao lanh có 2 loại: Loại tự nhiên và loại được sản xuất theo phương pháp nung ở nhiệt độ cao. Cao lanh tự nhiên trên bề mặt có các nhóm hydroxy tạo cấu trúc thixotropic nên thường không ứng dụng làm bột độn trong sơn.

Cao lanh nung ít hút nước hơn cao lanh tự nhiên. Quá trình nung làm mất đi và không thể phục hồi nhóm hydroxyl, tạo thành cấu trúc hạt vi xốp và hình thành pha thủy tinh trên bề mặt các hạt từ đó tăng độ cứng cho cao lanh.

Do cấu trúc vi xốp, chất kết dính khó có thể lấp đầy hoàn toàn các lỗ rỗng tạo cho cao lanh nung có độ che phủ cao. Vì vậy cao lanh nung thường ứng dụng làm chất làm mờ trong sơn latex nội thất. Ngoài ra chúng cũng ứng dụng để cải thiện độ cứng, đặc tính chống chà ướt và đặc tính ưa nước của màng sơn.

cao lanh

6. Silica

6.1 Silica diatomaceous

Tỷ trọng: 2.3; chỉ số khúc xạ: 1.48; độ thấm dầu: 60-130 mL/100g; kích thước hạt: 1 đến 50 μm

Silica diatomit được khai thác từ trầm tích của diatomit, một loại đá mềm giống như phấn. Các hạt bột độn có các hình dạng phức tạp, xốp, xương của những loài thực vật thủy sinh đơn bào. Ứng dụng chính của silica diatomaceous là chất làm mờ trong màng sơn phủ và các lớp phủ clear. Chúng cũng được sử dụng để cải thiện quá trình xả nhám và độ bám dính giữa các lớp sơn.

Sự phân tán quá mức có thể phá hủy các hình dạng hạt và hiệu quả làm mờ của chúng, vì vậy nên chọn loại có kích thước phù hợp để mang lại các đặc tính cuối cùng mong muốn.

6.2 Silica kết tinh

Tỉ trọng:  2.65; chỉ số khúc xạ:  1.55;  độ thấm dầu: 15-35 mL/100g; kích thước hạt: 1 đến 30 µm

Được sản xuất từ ​​cát thạch anh. Loại bột này thường cứng và được sử dụng trong sơn gỗ làm chất trám, sơn giao thông, sơn phủ chống hóa chất, và làm chất làm mờ.

6.3 Silica vô định hình (tripoli)

Tỉ trọng: 2.65; chỉ số khúc xạ: 1,55; độ thấm dầu: 30 mL/100g; kích thước hạt: 1 đến 70 μm

Được khai thác từ khoáng chất tripoli có trọng lượng nhẹ và xốp, vật liệu này không phải là chất vô định hình nhưng có cấu trúc tinh thể cực kỳ mịn. Nó được sử dụng chủ yếu như một chất mài mòn trong việc đánh bóng các hợp chất và có một ứng dụng nhỏ trong chất độn gỗ và sơn giao thông.

silica

6.4. Silica tổng hợp

Tỷ trọng: 2.1-2.2, chỉ số khúc xạ: 1.46, độ thấm dầu: 100-350 mL/100g; kích thước hạt sơ cấp: 0.004 – 0.02 μm; kích thước hạt kết tụ: 3 đến 20 μm.

Silica tổng hợp bán sẵn trên thị trường ở dạng bột silica màu trắng vô định hình có đặc điểm là độ hấp thụ dầu cao và kích thước hạt rất mịn. Chúng được sản xuất bằng hai phương pháp bốc khói và kết tủa.

Trên bề mặt sắc tố silica bốc khói có các nhóm silanol (SiOH), nhóm này tương tác hình thành liên kết hydro tạo nên dòng thixotropic trong sơn. Vì vậy loại này thường không ứng dụng làm bột độn trong sơn.

Silica kết tủa được sản xuất từ phản ứng của natri silicat với axit. Silicat kết tủa chủ yếu được sử dụng làm chất làm mờ đặc biệt là trong sơn clear. Ngoài ra chúng còn được sử dụng làm chất hút ẩm trong sơn nhũ nhôm và kẽm.

Trên đây là một số kiến thức về bột độn của chúng tôi. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn.

>> Xem thêm các bài báo tin tức chuyên ngành chúng tôi mới cập nhật <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn