CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA RHEOLOGY BENTONITE

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA RHEOLOGY BENTONITE

Phụ gia lưu biến (rheology) là một loại phụ gia có tác dụng chống lắng bằng cách tạo ra các liên kết vật lý đan vào nhau...

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA RHEOLOGY BENTONITE

(Mechanism of Action Bentonite Rheology)

1. Tổng quan về phụ gia lưu biến Bentonite (Rheology Bentonite)

Trong trị trường sơn ngày nay, việc tối ưu hóa công thức sơn để đảm bảo giá thành tốt cho công thức sơn bằng việc tăng lượng bột màu và bột độn là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, việc thêm bột màu và bột độn bổ sung gây ra nhiều khó khăn cho sơn trong quá trình lưu kho vì tỷ trọng sơn sẽ tăng dẫn đến sự tách lớp và lắng hạt của bột màu, bột độn.

Phụ gia lưu biến (rheology) là một loại phụ gia có tác dụng chống lắng bằng cách tạo ra các liên kết vật lý đan vào nhau tạo các hệ thống mạng lưới có vai trò nâng đỡ các bột màu, bột độn để chúng không bị tác dụng của trọng lực làm lắng xuống đáy.

Phụ gia lưu biến (rheology)

Bentonite là một phụ gia lưu biến gốc đất sét đã biến tính hữu cơ. Với cấu trúc bao gồm các tấm “clay” xếp chồng lên nhau, dưới tác dụng của lực phân tán các lớp “clay” sẽ bị tách ra thành lớp riêng biệt phân tán vào dung môi. Các lớp “clay” sẽ liên kết với nhau các liên kết Hydro tạo thành mạng lưới làm cho độ nhớt của hệ tăng lên và có tính “thixotropic” giúp nâng đỡ hệ bột màu, bột độn. Khi độ nhớt của hệ tăng lên cùng với mạng lưới nâng đỡ bột màu, bột độn làm cho sơn có khả năng chống lắng cũng như giảm tính chảy xệ khi thi công.

Phụ gia lưu biến (rheology)

Tính thixotropic của hệ khi thêm bentonite

>> Nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn <<

2. Cơ chế hoạt động:

Phụ gia lưu biến (rheology)

Biến tính các lớp “clay”:

Do các bentonite dạng tự nhiên có tính ái nước cao nên khả năng phân tán trong dung môi không phân cực sẽ thấp nên để cải thiện tính tương hợp với hydrocacbon cần phải biến tính các bentonite này bằng các amin bậc 4.

Khuấy phân tán:

Dùng máy khuấy phân tán tốc độ cao để tách các lớp “clay” ra giúp cho quá trình thấm ướt và phân tán được tăng lên.

Tạo mạng liên kết:

Khi phân tán các lớp “clay” này được hoạt hóa tạo thành gel bởi nước hoặc các dung môi có tính phân cực như butanol để tạo thành mạng lưới nâng đỡ bột màu và bột độn.

Ưu điểm:

  • Dễ phân tán trong các hệ dung môi có độ phân cực thấp cho đến trung bình và cao.
  • Phù hợp với nhiều loại chất tạo màng có độ phân cực khác nhau.
  • Sử dụng trong bất cứ giai đoạn nào của giai đoạn nghiền sơn nếu khuấy đủ mạnh.

Trên đây là những kiến thức chung về “CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA RHEOLOGY BENTONITE” mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn rheology phù hợp cho ứng dụng của mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp và tư vấn kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo khoa học mới nhất từ chúng tôi <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn