CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA NATRI NITRIT

CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA NATRI NITRIT

Chất ức chế ăn mòn kim loại được định nghĩa là “chất chống lại sự ăn mòn” khi được thêm vào môi trường với nồng độ nhỏ.

CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA NATRI NITRIT

(ELECTROCHEMICAL CORROSION INHIBITOR SODIUM NITRITE)

1. Ăn mòn điện hóa là gì?

Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại do hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện. Ăn mòn điện hóa học chính là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn bởi tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

Trong ăn mòn điện hóa xảy ra với các điều kiện sau: 

  • Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim, …
  • Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
  • Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

2. Cơ chế ăn mòn trong thép.

Chất ức chế ăn mòn điện hóa Natri NitriteDưới tác dụng của oxy và hơi ẩm trong không khi hoặc là oxy hòa tan trong dung dịch chất điện li thì thép bị ăn mòn theo cơ chế điện hóa như trên.

Khi  được hình thành dưới tác dụng của oxy, hơi ẩm và nhiệt độ chúng tiếp tục bị oxy hóa lên sắt (III) và phân hủy thành dạng oxit màu nâu đỏ mềm xốp.

Dạng chất rắn màu nâu đỏ cũng chính là gỉ sắt mà ta thường nhìn thấy khi sắt thép bị ăn mòn ngoài tự nhiên, thành phần chính của chúng là Chất ức chế ăn mòn điện hóa Natri Nitrite

3. Chất ức chế ăn mòn điện hóa.

Chất ức chế ăn mòn kim loại được định nghĩa là “chất chống lại sự ăn mòn” khi được thêm vào môi trường với nồng độ nhỏ.

Chức năng ức chế ăn mòn theo một hoặc nhiều cơ chế sau:

  • Bằng cách hấp phụ dưới dạng màng mỏng trên bề mặt vật liệu bị ăn mòn.
  • Bằng cách tạo ra sản phẩm ăn mòn dày.
  • Bằng cách tạo thành một màng thụ động trên bề mặt kim loại
  • Bằng cách thay đổi các đặc tính của môi trường bằng cách tạo ra các chất kết tủa bảo vệ hoặc bằng cách loại bỏ hoặc vô hiệu hóa thành phần ăn mòn.

>> Xem thêm: Video công nghệ sản xuất sơn PU 2K trên kẽm và inox <<

Tác động ức chế quá trình ăn mòn điện hóa của NaNO2.

Trong màng sơn chứa một lượng nhỏ natri nitrit dung dịch chất điện ly chứa NaNO2 sinh ra ion , ion này được phân loại là bazơ yếu và có tính oxi hoá. Chúng có thể oxy hóa ion  thành ion , một axit mạnh hơn. Do có tính axit nên  có xu hướng kết hợp với  một bazơ mạnh và do đó một hợp chất sắt (III) bền được hình thành trên bề mặt thép. Sau đó, các khuyết tật trong trên bề mặt có thể được che lấp bằng sự kết tủa của hợp chất sắt bền đó tạo nên một lớp mỏng (màng thụ động). Vì vậy các ion  ngăn chặn cả sự tạo mầm và sự lan truyền của sự ăn mòn.

Ngoài ra, pH của môi trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn vì khi nồng độ  cao làm xúc tiến quá trình oxi hoá  trở thành  cùng với đó nồng độ của  bị giảm đáng kể do bị oxi hoá:

Chất ức chế ăn mòn điện hóa Natri NitriteDo đó, việc khống chế pH ở môi trường trung tính không những giảm khả năng ăn mòn vật liệu kim loại mà còn không ảnh hưởng tới hoạt tính ức chế ăn mòn của NaNO2.

Trên đây là những kiến thức chung về “CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA NATRI NITRIT” mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn chất ức chế ăn mòn phù hợp cho ứng dụng của mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vậy liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp và tư vấn kịp thời nhé.

>> Xem thêm các bài báo khoa học mới nhất từ chúng tôi <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn