CHUẨN HÓA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BÓNG – MỜ CỦA MÀNG SƠN

CHUẨN HÓA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BÓNG – MỜ CỦA MÀNG SƠN

Độ bóng là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng.  Nếu như bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ phản quang 90 độ thì tỉ lệ phản quang đạt được là 100%.

CHUẨN HÓA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BÓNG – MỜ CỦA MÀNG SƠN

- Độ bóng là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng.  Nếu như bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ phản quang 90 độ thì tỉ lệ phản quang đạt được là 100%. Số phần trăm càng thấp thì độ bóng càng ít (nghĩa là càng mờ). Độ bóng được coi là một yếu tố quan trọng của màng sơn bởi nó ảnh hưởng đến  nhận thức của con người về hình dạng, màu sắc của các sản phẩm.

- Máy đo độ bóng là thiết bị đo được sử dụng để đo độ phản xạ của bề mặt, được xác định bằng cách chiếu một chùm sáng có cường độ và góc cố định lên bề mặt và đo lường ánh sáng phản xạ ở một góc bằng với góc tới nhưng ngược chiều.

- Máy đo độ bóng bao gồm một nguồn sáng tiêu chuẩn và một cảm biến để nhận tia phản xạ từ bề mặt. Nguồn sáng và cảm biến nằm đối xứng nhau.

Hiện nay, có nhiều loại thiết bị đo độ bóng như máy đo độ bóng một góc (góc 60⁰), máy đo độ bóng 2 góc (góc 20⁰/ 60⁰), máy đo độ bóng ba góc (góc 20⁰ /60⁰/85⁰). Trong đó, máy đo độ bóng ba góc là phổ biến nhất và cho kết quả chính xác nhất đối với các loại sơn bóng, bán bóng và sơn mờ. Đơn vị bộ bóng là Gloss Unit, viết tắt là GU.

Đo độ bóngẢnh: Minh họa 

>> Liên hệ nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn từ chúng tôi <<

Để xác định chính xác độ bóng màng sơn cần lưu ý:

- Đối với sơn có độ bóng cao, giá trị thực đo tại góc 60⁰ lớn hơn 70 GU: đọc kết quả độ bóng chính xác tại góc 20°.

- Đối với sơn có độ bóng thấp (tức sơn mờ), giá trị thực đo tại góc 60⁰ nhỏ hơn 10 GU: đọc kết quả độ bóng chính xác tại góc 85°.

- Trong trường hợp sơn có độ bóng trung bình, giá trị thực đo tại góc 60⁰ từ 10 – 70 GU: đọc kết quả độ bóng chính xác tại góc 60°.

Phép đo độ bóng dựa trên lượng ánh sáng phản xạ trên bề mặt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng bột, nhựa, phụ gia trong công thức đơn, hay các đặc tính của bề mặt (bằng phẳng, gồ ghề,..).

Với sơn bóng cao, ánh sáng phản xạ chỉ đi theo một hướng nên cho hình ảnh rõ nét, độ bóng cao. Còn sơn bán bóng hay sơn mờ, hình ảnh kém rõ nét hơn do ánh sáng phản xạ vừa bị hấp thụ vừa bị tán xạ nhiều hương dẫn tới độ bóng thấp hơn.

Trên đây là một số lưu ý khi xác định độ bóng của màng sơn. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được tư vấn nhé!

>> Xem thêm các bài báo khoa học chuyên ngành của chúng tôi <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam

Văn phòng: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu: Số 74 - đường Kênh Giữa - thôn Nhuế - xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Tp. Hà Nội - Việt Nam.

Website: megaradcenter.com

Tel/Fax:  (+84) 24 375 89089 / (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn